Home Kiến thức đổi bằng lái xe Tạm giữ và tước giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?

Tạm giữ và tước giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?

Hỏi: Việc tạm giữ và tước giấy phép lái xe khác nhau chỗ nào? Nếu bạn bị tạm giữ giấy phép lái xe thì có thể dùng quyết định tạm giữ của cảnh sát giao thông để tiếp tục điểu khiển phương tiện giao thông hay không?

Tạm giữ và tước giấy phép lái xe khác nhau như thế nào

Trả lời:

1. Việc tạm giữ giấy phép lái xe:

Theo khoản 2, điều 78, nghị định số 46/2016 quy định: “để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8, điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, tạm giữ giấy phép lái xe là hình thức cảnh sát giao thông tạm giữ giấy phép lái xe của người vi phạm để đảm bảo người đó sẽ phải nộp phạt cho lỗi vi phạm của mình theo quyết định xử phạt.
Khi bị cảnh sát giao thông ra quyết định tạm giữ giấy phép lái xe, thì bạn có thể dùng quyết định đó để tiếp tục điều khiển loại phương tiện theo như giấy phép lái xe theo thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ. Nếu sau thời hạn ghi trên quyết định tạm giữ mà bạn chưa nộp phạt để nhận lại giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị phạt lỗi không có giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.

2. Việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:

Theo khoản 1, khoản 3, điều 25, luật xử lý vi phạm hành chính 2012, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Xem tham khảo thêm đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, từ 1 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe thì xem như người đó không có giấy phép lái xe.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *